trumgame.com thẻ game online giá rẻ thanh toán paypal, visa, master card cho các bạn Việt Kiều
Chiến lược dùng hình ảnh, câu chữ gợi liên tưởng đến
sex hay các nữ nhân vật, show girl ăn mặc hở hang để quảng bá game là
vấn đề xảy ra từ lâu tại Trung Quốc. Vừa rẻ, vừa đơn giản mà gây hiệu
ứng rõ rệt là cách mà các đơn vị làm game tại Trung Quốc nhận định và
thực hiện một cách "hăm hở và nhiệt tình" theo lối mòn như vậy.
Tuy nhiên, bất chấp nỗ lực mạnh tay của chính phủ
trong năm 2009, năm 2010 đánh dấu bước chuyển biến mới của việc quảng bá
game phản cảm bằng những hình ảnh gợi dục với một tựa game ăn theo Tây
Du Ký. Việc một show girl khỏa thân hoàn toàn, chỉ che các chỗ nhạy cảm
bằng gấu bông của game nói trên đã dấy lên làn sóng phẫn nộ vì chiến
thuật PR game "rẻ tiền", làm mang tiếng xấu cho cộng đồng game tại Trung
Quốc, khiến game bị xem như ngành khiêu dâm trực tuyến trong suốt một
thời gian dài. Tới năm 2011, Bộ Văn hóa Trung Quốc đã phải ban hành văn
bản quản lý trò chơi trực tuyến để ngăn chặn các hành vi quảng bá theo
kiểu khiếm nhã này. Cũng trong năm đó, hàng loạt game lách luật bằng
cách đặt máy chủ ở nước ngoài vẫn đều đặn lấy hình ảnh động phòng, hiếp
dâm để quảng bá.
Tình trạng trên làm mạnh, dưới lách luật vẫn tiếp diễn
trong suốt năm 2012 đến tận 2014 khiến các cơ quan chức năng Trung Quốc
và cả các game thủ cũng phải đau đầu. Không sử dụng những hình ảnh sex
kiểu hoạt hình, hình thật thì các NPH game cũng cố mời các sao đóng phim
người lớn hay từng dính scandal sex để làm đại diện. Thế nhưng, việc
quản lý, xử phạt tại xứ Gấu trúc không phải dễ dàng khi đất nước này
cũng bị xem như quốc gia có tỷ lệ tham nhũng đứng hàng top thế giới.
Tại Việt Nam, cũng "nhờ" sự thống trị của game Trung
Quốc và sự "học hỏi" khủng khiếp của các NPH Việt, game thủ nước ta cũng
đang ngày ngày phải chịu đựng sự tràn lan của quảng cáo game kiểu 3S:
sốc, sex, sến. Game này mới ra tung thêm bộ ảnh của hotgirl cosplay mát
mẻ, game kia quảng cáo trên facebook bằng slogan: "Vừa chơi game vừa xếp
hình" hoặc game nọ gắn quảng cáo pop-up từ các trang xem phim đọc
truyện với lời mời chào "chơi em ngay"...
Những webgame này thực chất không có nhiều điểm nổi
bật và phát hành không giấy phép nên phải dùng những hình ảnh gợi dục
tạo sự chú ý, thu hút những người tò mò. Sau một thời gian "hút máu",
NPH bỗng đóng cửa và theo thông lệ, người chơi sẽ chẳng biết phải tìm
đâu để đòi bồi thường. Với các NPH lớn, hoạt động dưới sự theo dõi của
pháp luật, những chiêu trò quảng cáo có phần được tiết chế hơn, người
chơi cũng sẽ yên tâm hơn với những đãi ngộ khi chơi hoặc bồi thường
chẳng may khi game phải đóng cửa. Tuy thực trạng chưa đến mức nghiêm
trọng như tại Trung Quốc nhưng việc các đơn vị phát hành game quá nghèo
nàn về ý tưởng quảng bá và chỉ biết áp dụng chiêu 3S vẫn là vấn đề gây
nên bức xúc cho không chỉ riêng game thủ mà cả những người lỡ tiếp xúc
với kiểu quảng bá này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét