Đáng quan ngại cũng như nguy hiểm nhất đối với cả cộng đồng game thủ nói chung cũng như cộng đồng phát triển game Việt Nam nói riêng lại chính là hội chứng “thích dìm hàng Việt” của một bộ phận game thủ trong nước.
Một điều đáng buồn là, ở làng game Việt hiện tại, một bộ phận người chơi game online
nói chung đang cùng lúc “vướng” vào không ít những căn bệnh khác nhau. Trong
những bài viết trước đây, GameK đã từng phân tích những “căn bệnh trầm kha” chưa
có cách chữa trị tận gốc này như thích hack cheat, thích chứng minh bản thân,
thích văng tục chửi bậy trên kênh chat global, v.v…
Thế nhưng, trong số những căn bệnh trầm kha này, đáng quan ngại cũng như
nguy hiểm nhất đối với cả cộng đồng game thủ nói chung cũng như cộng đồng phát
triển game Việt Nam nói riêng lại chính là hội chứng “thích dìm hàng Việt” của
một bộ phận game thủ trong nước.
Một vấn đề đang rất gây tranh cãi chính là cái nhìn của một bộ phận game thủ Việt Nam về
những tựa game online mới. Chưa cần tìm hiểu thông tin, họ có thể cất lời chê
bai và quay lưng lại với tựa game mới được các nhà phát hành giới thiệu.
Đáng buồn ở mỗi chỗ, việc chê bai này có tính phong trào và bầy đàn rất
cao. Tính chất này của một số người chơi game online ở Việt Nam
cũng được biểu hiện rất rõ rệt trong nhiều cuộc tranh cãi về game trên các diễn
đàn hay trang tin. Nhiều người không có mấy liên quan, hoặc chưa rõ đầu cua tai
nheo đã hoàn toàn có thể lên tiếng tham gia cuộc tranh cãi.
Game Việt chịu đựng sức ép quá lớn
Không ít lần, game online do những người Việt Nam phát triển phải chịu sức
ép từ chính cộng đồng game thủ trong nước. Đối với những game thủ Việt, họ kỳ
vọng rất nhiều vào những tựa game được nhào nặn bởi bàn tay và khối óc của chính
những người Việt chúng ta.
Thế nhưng ở một chừng mực nhất định, “kỳ vọng” của một bộ phận game thủ
chúng ta lại có thể được mô tả bằng cụm từ “cuồng vọng”, khi những mong chờ của
game thủ với một game made in Vietnam lại đi quá giới hạn khả năng mà làng game
Việt có thể đáp ứng.
Chúng ta chưa thể tạo ra những game online nhập vai, bắn súng hay cả những
webgame 3D với chất lượng đối chọi được với các quốc gia mạnh trong khu vực như
Hàn Quốc, Thái Lan hay thậm chí là cả… Trung Quốc, nơi trước đây từng “cung cấp”
cho nhiều NPH game online Việt hàng loạt những “game rác” với nội dung cũng như
đồ họa chỉ xứng đáng xếp vào loại trung bình.
Thế nhưng nếu nói “rác Tàu”, chúng ta khó lòng có thể bỏ qua hàng loạt bom
tấn đã và đang làm mưa làm gió trong khu vực cũng như trên thế giới nhờ vào hình
ảnh tân thời cũng như lối chơi cuốn hút.
Cũng chính vì những tựa game như thế này, mà người Việt cũng mặc định rằng
những sản phẩm chúng ta tạo ra cũng phải đạt được chất lượng không ngang bằng,
thì cũng phải bằng 7, 8 phần so với những game đỉnh. Các nhà làm game Việt cũng
từ đó phải chịu sức ép rất lớn mỗi khi công bố một dự án game mới.
Hãy quan tâm tới game Việt theo cách khác
Tất nhiên, không hề thiếu những người Việt thực sự quan tâm tới những sản
phẩm do đồng bào mình tạo ra. Chúng ta vẫn ủng hộ rất nhiệt tình những dự án
game mới, những studio có tiềm năng và những sản phẩm made in Vietnam có sức hút
không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thế giới.
Thế nhưng thời gian gần đây, vài sự việc xảy ra đã khiến không ít người cảm
thấy buồn lòng, không phải vì kỳ vọng của một bộ phận game thủ quá cao, mà căn
bệnh thích dìm hàng đã trở thành một đại dịch đủ sức giết chết bất kỳ cái tên
nào đang trên đà phát triển.
Khoản doanh thu khổng lồ mà Nguyễn Hà Đông có được với Flappy Bird đã khiến
không ít người Việt lên tiếng nghi ngờ chàng lập trình viên này, từ việc “trốn
thuế”, đến cả nghi vấn gian lận trên các cửa hàng trực tuyến để leo lên vị trí
cao nhất. Thứ mà họ không biết, hoặc cố tình quên đi, Flappy Bird chính là động
lực khiến cho các nhà phát triển game Việt nỗ lực hết mình để tạo ra những
Freaking Math hay 2048 lừng danh thời gian gần đây.
Bài học rút ra là, thay vì cố gắng ném gạch những người Việt đang hàng ngày
hàng giờ cố gắng tạo ra những sản phẩm xứng tầm để phục vụ chính chúng ta nói
riêng cũng như thế giới nói chung, trước khi đưa ra những bình luận tiêu cực hay
chê bai một sản phẩm được tạo ra từ trí tuệ và bàn tay người Việt, hãy dừng lại
một chút, và suy nghĩ, chúng ta đang ở đâu, tiềm lực của Việt Nam liệu đã tạo ra
được những sản phẩm ngang tầm bom tấn hay chưa.
Hy vọng rằng cộng đồng sẽ dần có cái nhìn khách quan hơn đối với game Việt
Nam, đơn giản vì “ném gạch”, “dìm hàng” một sản phẩm chỉ góp phần giết chết
chúng mà thôi. Khi đó, không biết đến bao giờ game Việt Nam mới có thể phát
triển tới tầm sánh ngang với những thị trường game thế giới như nhiều chuyên gia
đã nhận định.
Nap the game online
Mua zing xu qua paypal
Mua the dien thoai bang visa card
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét