Gamecard là
một trong những website chuyên giao dịch thẻ game online uy tín, nhanh
chóng và tiện lợi nhất cho cộng đồng game thủ đang sinh sống và làm việc
tại nước ngoài, đồng thời cũng giao dịch với các game thủ trong nước
khi có thẻ Bank có kết nối Internet Banking. Website hiện có bán tất cả
các loại thẻ game online (thẻ Gate, thẻ Vcoin, thẻ Zing, thẻ Gerena,...) và các thẻ điện thoại (Mobiphone,
Vinaphone, Viettel) với đủ mệnh giá khác nhau giúp khách hàng có nhiều
sự lựa chọn trong giỏ hàng chỉ với hình thức thanh toán đơn giản qua Paypal, Visa Card và Master Card. Liên hệ với đội ngũ nhân viên chúng tôi 24/7 qua yahoo: vngamecard hoặc kênh chat support trực tiếp trên website.
Nhiều đơn vị sản xuất game online tỏ ra lo lắng trước những sản phẩm có nguy cơ phải “đóng” lại nếu thực sự bị đánh thuế đặc biệt.
Sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ
sung Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), Bộ Tài chính đã nhanh chóng có
văn bản tiếp thu, giải trình gửi lên Thủ tướng Chính phủ. Trong đó, Bộ
Tài chính đề xuất đánh thuế trò chơi điện tử trực tuyến (game online) 10%. Nhiều đơn vị sản xuất game online tỏ ra lo lắng trước những sản phẩm có nguy cơ phải “đóng” lại.
“Lận đận” ngành game
Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết 8/2014,
có 126 trò chơi được cấp phép phát hành tại Việt Nam, trong đó đã ngừng
60 trò chơi, còn lại là 66 trò chơi đang hoạt động.
7554 game một trong những game thuần Việt đầu tiên đã phải đóng cửa.
Đáng chú ý, trong 90% số lượng game
online phát hành có giấy phép và đem lại doanh thu cho ngành là game
được sản xuất tại nước ngoài rồi nhập khẩu hợp pháp về Việt Nam, được
Việt hóa. Phần lớn, các trò chơi được nhập khẩu hợp pháp, có bản quyền
phát hành, đến từ các nước có nền công nghiệp trò chơi trực tuyến phát
triển lâu đời, là Hàn Quốc, Trung Quốc..
Theo các nhà phát hành game, để có một game online nhập khẩu nước
ngoài được phát hành tại Việt Nam, các đơn vị sẽ phải nộp một khoản tiền
cố định, gọi là Licensce Fee ( tạm dịch là phí bản quyền), bên cạnh đó
là 20% đến 30% lợi nhuận trong quá trình hoạt động. Chính vì vậy, một số
doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng game thuần Việt nhằm giảm bớt chi phí
trên. Tiên phong là Thuận Thiên Kiếm
(nội dung về lịch sử của Đất nước, thuộc Công ty cổ phần VNG) được phát
hành năm 2009. Năm 2011, một số game giáo dục giải trí như Chinh phục vũ môn (Công ty Egame), game 7554 ( Công ty Emobi Studio) ra đời.
Đánh thuế đặc biệt vì khó kiểm soát
Do khó kiểm soát về game online, nhiều game lậu ngày càng phát triển
và đi ngược với thuần phong mỹ tục, ý thức chính trị. Trước tình hình
trên, Bộ Tài chính đề xuất đánh thuế trò chơi điện tử trực tuyến (game
online) 10%.
Theo nhiều nhà phát hành game, trước đây doanh nghiệp vừa phải đối
phó với game lậu, trả các loại phí để phát hành game, nay thêm việc đánh
thuế tiêu thụ đặc biệt thực sự đã gây áp lực rất lớn cho doanh nghiệp,
có nguy cơ phải ngừng hoạt động.
Nhiều nhà phát hành game cho rằng, Chính phủ cần xem ngành game như
một ngành công nghiệp để thúc đẩy sự phát triển của nền công nghệ thông
tin. Bởi trên nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ,...
ngành công nghiệp game online là một trong những ngành đầu tàu. Chính
phủ các quốc gia này luôn chú trọng đầu tư, ban hành các chính sách ưu
đãi để tạo thuận lợi cho công nghiệp game online phát triển một cách
nhanh chóng và bền vững nhất, chẳng hạn như: hỗ trợ về vốn, tập trung
xây dựng các trường Đại học, học viện để đào tạo nguồn nhân lực sản xuất
game online, bảo hộ cho doanh nghiệp trong nước trước sự ảnh hưởng,
cạnh tranh của các doanh nghiệp game nước ngoài,… Vì thế, game online
không không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Tại Việt Nam, ngành game online chưa kịp phát triển lại bị “bóp chết”
vì nhiều loại thuế, nay thêm thuế tiêu thụ đặc biệt. Bởi doanh nghiệp
Việt Nam kinh doanh trò chơi trực tuyến hợp pháp, buộc phải đẩy phí sử
dụng lên để đảm bảo bao gồm các loại thuế nộp Ngân sách Nhà nước, và
người dùng, người chơi game online sẽ là người chịu cuối cùng.
Đại diện một ngành game tại TP Hồ Chí Minh cho rằng, nếu áp dụng thuế
tiêu thụ đặc biệt, mục đích “định hướng tiêu dùng” sẽ không thực hiện
được. Vì với đặc thù của sản phẩm này, Nhà nước sẽ không có công cụ để
thu thuế đối với game của nước ngoài. Nguyên nhân sự phát triển của các
phương tiện thanh toán như thẻ tín dụng thông qua ngân hàng, dòng tiền
sẽ chảy trực tiếp về các doanh nghiệp nước ngoài không đăng ký kinh
doanh tại Việt Nam. Do đó, sẽ tạo sự không công bằng giữa các doanh
nghiệp trong và ngoài nước sản xuất game.
Như vậy, việc áp dụng thuế đặc biệt vô tình là con dao 2 lưỡi vì vừa
đội chi phí cho người tiêu dùng, đồng thời sẽ giảm nguồn thu thuế cho
Ngân sách Nhà nước khi game chính thống ngày càng ít người chơi. Hiện
nay, các doanh nghiệp kinh doanh trò chơi trực tuyến ở Việt Nam đang
phải đóng 44% thuế các loại: thuế VAT (10%), thuế thu nhập doanh nghiệp
(22%) và thuế nhà thầu (10%).
Gamecard.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét