Tiengame.com _ Chuyên bán các loại thẻ game online, thẻ điện thoại online cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài thanh toán bằng paypal, visa, mastercard
Giao diện chính web tiengame.com
The Evil Within sắp phát hành, chứng minh cho người chơi thấy sức mạnh của game kinh dị, đồng thời khiến họ tự hỏi vì sao game đáng sợ hơn cả phim.
Đó là lúc nửa đêm, bóng tối bao quanh ngôi nhà, không
gian thưa thớt bên trong được chiếu sáng bởi ánh trăng le lói từ bên
ngoài. Nhân vật chính nhìn ra ngoài cửa sổ, tin rằng đã chuẩn bị tốt cho
một đêm dài trước mắt. Chỉ đến lúc này anh mới nhận ra mình đã phạm sai
lầm khủng khiếp: Trong nhà không còn chút gì để ăn, và cơn đói bắt đầu
hành hạ anh.
Từ trong nhà, nhân vật chính bắt đầu nhìn ra bên
ngoài, không có chút dấu hiệu của nguy hiểm. Không có tiếng hơi thở hay
âm thanh nào của lũ quái vật đi săn đêm.
Hít một hơi thật sâu, anh mở cửa và bước ra ngoài. Chỉ
mới đi vài bước, anh đã thấy nấm mọc dưới một cái cây gần đó. Xung
quanh không một tiếng động trừ tiếng sóng vỗ ngoài bờ biển. Mọi thứ
dường như yên tĩnh tuyệt đối khi anh đi tìm vài món chuẩn bị cho bữa ăn
duy nhất trong ngày.
Và rồi hỗn loạn xảy ra: Một con zombie bước ra khỏi
bụi cây và lao về phía nhân vật chính với tốc độ cực nhanh. Trước khi ra
ngoài hôm nay, anh đã bị thương, cái đói làm anh yếu đi nhiều. Thu hết
sức bình sinh, anh chạy vội về nhà, đóng sầm cửa lại trước khi con quái
vật đã kịp tóm lấy anh.
Công việc đi tìm thức ăn tối đó suýt thành thảm họa vì
chỉ một chút chậm trễ là nhân vật chính đã thành bữa tối của một con
zombie.
Có thể nhiều người sẽ cho rằng đoạn trên là một phần
nội dung của một phim kinh dị hạng B về zombie, nhưng thực tế, đó là một
đoạn trong kịch bản của Minecraft. Minecraft thực
ra không phải game kinh dị, nhưng trong game có vô vàn yếu tố để làm
nên một game kinh dị điển hình: nguồn tài nguyên khan hiếm, yêu cầu khả
năng giải quyết vấn đề và những con quái vật giống nhau, kể cả những con
zombie giống như đoạn miêu tả ở trên.
Trên thực tế, khoảnh khắc Minecraft ở
trên được đánh giá là một trong những khoảnh khắc kinh dị không được
mong đợi nhất. Lý do là vì đối với một game đồ họa thô sơ nhưng thân
thiện và cuốn hút như Minecraft, người chơi đã hóa thân
thành một phần của thế giới Minecraft, và bị một con zombie tấn công
trong game thì cảm giác cũng không khác gì bị tấn công ở ngoài đời vậy.
"Người Kéo" - nhân vật trong game kinh dị Clock Tower 3. |
Đó là một trong những ví dụ điển hình nhất chứng minh
cho Jeff Tunnell - cha đẻ của game kinh dị hiện đại khi Trip Hawkins -
CEO của công ty từng làm nên game kinh dị sinh tồn đầu tiên, Project Firestart - hỏi
ông: "liệu một chiếc máy tính có thể làm người ta khóc được không", và
ông đã nghĩ rằng: "không, điều đó là rất khó, nhưng có lẽ nó có thể làm
người ta sợ."
Các câu chuyện kinh dị vốn xuất hiện từ cách đây rất
lâu, và chúng đang cho thấy sức sống bền bỉ gắn liền với nỗi sợ của con
người. Từ những câu chuyện truyền miệng cho đến các trang sách và cuối
cùng là những bộ phim trên TV, tất cả đều xoay quanh chủ đề quen thuộc:
bóng đêm, sự sợ hãi những thứ chưa từng biết đến hoặc những gì có thể
gây nguy hại đến tính mạng.
Trong khoảng 30 năm trở lại đây, thể loại kinh dị bắt
đầu đặt chân vào game. Ban đầu khá thô sơ mộc mạc, nhưng sau đó ngày
càng đáng sợ dần. Trong giai đoạn đó, game kinh dị chỉ dừng lại ở dạng
text-based. Cả tư duy người dùng lẫn công nghệ đều không cho phép game
kinh dị đi xa hơn hình thức những câu truyện. Mặc dù chúng vẫn rất ám
ảnh, những game này thường mang ý nghĩa ứng dụng nhiều hơn là tạo dựng
một nền tảng mới.
Resident Evil Remake. |
Từ gã cầm kéo máu lạnh trong Clock Tower, khoảnh khắc chó zombie phá vỡ cửa sổ lao vào trong tòa biệt thự ở Resident Evil,
cho đến những màn rượt đuổi mà chỉ một giây phút chậm trễ cũng đồng
nghĩa với cái chết trong rất nhiều game, tất cả chỉ để chứng minh rằng
game kinh dị có thể tạo ra nỗi sợ lớn hơn bất cứ bộ phim nào. Ngày nay,
khi kỹ xảo điện ảnh đã có những bước đi đáng kể, nhiều bộ phim đã trở
thành cơn ác mộng của không ít khán giả, nhưng không phải bộ phim nào có
thể đem đến trải nghiệm thật hơn Amnesia: The Dark Descent hay Amnesia: A Machine For Pigs.
Một cảnh trong game Amnesia: The Dark Descent. |
Trong những game khác, người chơi có vũ khí trong tay,
biết cách làm thế nào để đối đầu với quái vật để giành lại sự sống.
Trong Amnesia thì không, họ chỉ có một lựa chọn duy nhất là "chơi trốn tìm" với lũ quái vật đó để sống sót. Amnesia vừa
làm người chơi sợ hãi kiểu kinh điển bằng những hình ảnh máu me, ghê
rợn, vừa gây cho người chơi sự lo lắng, day dứt không yên và có cảm giác
những điều kinh khủng đang chực chờ xảy đến từng giây từng phút, trên
từng bước đi.
Cảnh game The Evil Within. |
Năm 2010, Shinji Mikami, cha đẻ của dòng game kinh dị Resident Evil thành lập một studio mới: Tango Gamework. Ông đã khẳng định rằng sản phẩm đầu tiên của studio, The Evil Within, sẽ đánh dấu sự hồi sinh của thể loại kinh dị sinh tồn kể từ lần xuất hiện cuối cùng của Resident Evil 4 năm 2005. Cũng giống như Resident Evil 4, The Evil Within sẽ sử dụng góc nhìn thứ ba qua vai, vốn được ưa chuộng cho các game cùng thể loại như Cold Fear, The Suffering...
Phong cách hành động vẫn xuất hiên, tuy nhiên, điều đó
không có nghĩa đây là một game kiểu chạy-và-bắn. Đây là đấu tranh sinh
tồn, do đó mỗi viên đạn đều rất quý giá, ảnh hưởng trực tiếp đến mạng
sống của Sebastian. Đúng như game thủ mong đợi, số lượng đạn dược sẽ
xuất hiện rất hạn chế. Nhiều trường hợp người chơi thậm chí còn không
được trang bị những vũ khí đơn giản nhất để đối phó với đám quái vật
hung hãn luôn rình mò, ẩn nấp trong màn đêm. Trang bị, vũ khí thiếu thốn
cho nhân vật chính chỉ mới là mối lo ngại đầu tiên của trò chơi này.
Có thể nói, cho dù chỉ là một game kinh phí thấp và "ngoại đạo" như Minecraft hay đầu tư tiền triệu như The Evil Within,
chúng vẫn chứng minh được rằng game kinh dị có một sức mạnh đáng sợ
không có bộ phim nào sánh bằng. Đơn giản, không phải một người nào khác
mà chính game thủ sẽ phải tự cảm nhận nỗi sợ ấy.
Tiengame.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét