Thứ Ba, 24 tháng 6, 2014

Gamecard.vn: Game và những nguyên tắc cuộc sống

Thời đại công nghệ hóa, mọi thứ đều trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn với Internet. Việc mua sắm online ngày càng tiện lợi và uy tín. Nắm được nhu cầu thị trường, Gamecard.vn - website hàng đầu cung cấp các loại thẻ game online, thẻ điện thoại cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Chúc các bạn có những giây phút mua sắm thú vị.

Mua thẻ game online

Hiện nay, ta vẫn bắt gặp những cái nhìn “kì thị”, những lời chỉ trích, lên án hầu hết trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn “ưu ái” dành cho game, bất chấp những biện minh tích cực từ phía người chơi game.
Đặc biệt, những vụ việc liên quan đến game như “sinh viên bán máu lấy tiền chơi game”, phá máy vì mất điện hay ngất xỉu sau 57 giờ chơi game liên tục đã dấy lên những tranh cãi về lợi hại của game, về các biện pháp quản lý người kinh doanh loại hình giải trí này, đồng thời quản lý người chơi, nhất là đối với người chơi còn ở độ tuổi thanh thiếu niên.

Những tiêu cực, bàn cãi giữa game và cuộc sống không còn mới mẻ nữa, thậm chí nó còn được tranh luận rất nhiều. Ít ai biết rằng, game chỉ là loại hình giải trí “cấp cao”, bản chất nó không hề xấu như nhiều người, nhà quản lý nghĩ. Đã có rất nhiều người nổi tiếng và thành đạt, những thần tượng xác nhận rằng hồi nhỏ và cả hiện tại họ đều thích chơi game.

Đạo diễn lừng danh Stenven Spielbeng chơi game

Như vậy, chơi game không hẳn là xấu. Nếu game là xấu thì bất cứ ai chơi game cũng trở thành người xấu?. Không thể phủ nhận rằng trong số rất nhiều người chơi game có rất nhiều người tốt. Cuộc sống hàng ngày chúng ta đối mặt và giải quyết với rất nhiều vấn đề khác nhau. Các yếu tố cần sự tương tác, hỗ trợ nhau và game – cuộc sống cũng thế.



Chơi game cũng có ảnh hưởng tích cực nhất định. Nếu quan sát trong cùng điều kiện giữa người chơi game và những người không chơi game, chúng ta nhận thấy đa số những game thủ đều có khả năng tư duy, đầu óc nhạy bén và thời gian giải quyết vấn đề sẽ nhanh hơn một người hoàn toàn không chơi game. Ngoài ra, game còn giúp con người có thể tập trung cao độ hơn, rèn luyện tính quyết tâm, kiên trì, tích lũy kinh nghiệm xử lí vấn đề…

Góc độ tâm lý và y học cho rằng: Game với tư cách là một hình thức giải trí sẽ không có hại nếu chưa đe dọa đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần. Nhưng bất cứ điều gì khác trong cuộc sống, nếu thái quá đều không có lợi và game cũng vậy.

Đa số chúng ta đều cho rằng tập thể dục, chơi thể thao,…là tốt, không ai phủ nhận điều đó nhưng đó là đúng khi chúng ta có chế độ tập luyện bài bản, ăn uống hợp lý,…Ngược lại, nếu chơi thể thao quá sức sẽ khiến bạn mất sức từ đó ảnh hưởng tới cuộc sống học tập và lao động,…



Thế giới game là ảo nhưng cuộc sống này là thực, bạn đừng vì game mà đánh đổi tất cả. Như thế không đáng? Bạn có thể chơi game trong những lúc rảnh. Biến nó trở thành một phần của cuộc sống chứ không phải là tất cả. Ngoài thời gian dành cho game, bạn còn dành cho các mối quan hệ khác trong xã hội và gia đình đặc biệt bản thân mình. Đừng để game chiếm thời gian quá lớn trong cuộc sống của mình. Đặc biệt hơn, đừng bao giờ xuất hiện chứng “nghiện” game trong cuộc sống chúng ta
.


Nhưng làm thế nào để cân bằng cuộc sống và game? Điều đó không dễ dàng gì. Sự điều chỉnh, cân bằng nằm ở bản thân mỗi con người. Dưới đây một vài lời khuyên của các nhà tâm lý học, các nhà quản lý cho người chơi về cách chơi game hiệu quả nhất mà không ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của mỗi game thủ:

1) Luôn nhớ chơi game là để giải trí, thư giãn.

2) Chỉ tìm đến game khi cần được thư giãn, nghỉ ngơi.

3) Đề ra những quy tắc khi bạn có thể chơi game.

4) Thời gian chơi game hợp lý.

5) Không nên coi những điều trong game trở thành một “lẽ sống”.

6) Game là game, cuộc sống là cuộc sống, đừng bao giờ nhầm lẫn giữa 2 điều này

Hi vọng rằng với sự góp ý trên, các game thủ biết cách cân bằng các yếu tố cuộc sống. Để thấy được những tác động tích cực của các mối quan hệ trong xã hội đặc biệt giữa game và cuộc sống.







Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét