Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2014

Gamecard.vn: trải nghiệm cùng nghề báo game

Gamecard.vn - chuyên cung cấp các loại thẻ game online, thẻ điện thoại cho người Việt ở nước ngoài. Từ nay các game thủ hoàn toàn yên tâm, chỉ với visa mastercard bạn sẽ sở hữu ngay mã thẻ trong hệ thống mail của mình. "Thanh toán ngay - có thẻ liền" là phương châm chúng tôi hướng tới.

Mua thẻ game online

Xung quanh cuộc sống của một “phóng viên báo game” có gì để nói?. Họ cũng như bao ngừơi khác muốn dấn thân vào một lĩnh vực, muốn có chỗ đứng trong một tòa soạn hay một trang web nào đó. Đổi lại với họ là sự cố gắng không ngừng nghỉ, phấn đấu, đam mê với công việc. Công việc của phóng viên trước giờ vốn được coi là vất vả, phải thâm nhập thực tế và đôi khi dấn thân vào nguy hiểm. Người ta thường “lắc đầu” với cái nghề vất vả đó. Nếu như tất cả quay lưng với nó thì lấy đâu ra tin tức, các bài hot cho mọi người cùng đọc. Lĩnh vực nào cũng vậy và nghề nào cũng thế, đòi hỏi chúng ta phải có lòng yêu nghề, sự đam mê công việc. Nghề báo game cũng vậy.

1. Công việc khó khăn, dồn dập

Không có ai trong chúng ta là hoàn hảo, không có ai biết được mọi thứ ngay từ đầu, cái gì cũng phải học hỏi, tìm hiểu, dần dần mới có thể nắm vững và thành thạo. Với nghề báo game, chắc gì trong số những nhà báo kia họ biết chơi game, họ am hiểu về game hơn bạn,…Đớ là sự dấn thân với nghề, sự mạo hiểm trong cuộc đời. Nhà báo game trong thời đại công nghệ số, họ được ưu ái hơn khi có cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị tiên tiến. Nhưng đổi lại họ phải làm liên tục, dồn dập.

Công việc của họ là viết, viết và viết thôi. Cứ tưởng nhàn hạ thế sao? Nhưng chữ đâu mà viết nếu họ không chịu tìm hiểu, đọc các vấn đề liên quan. Đâu phải cứ viết là được đăng, hết khâu biên tập, xào xáo này đến khâu biên tập khác, cứ thế qua đi. Hên thì được đăng có nhuận bút. Không được đăng thì lại gõ “cạch cạch” với chiếc bàn phím. Nhiều người kiên quyết gắn bó với nghề, ban đầu họ đi lên từ những bài viết nhỏ ở vị trí cộng tác viên, dần dần thành phóng viên và phát triển cao hơn nữa. Đây hoàn toàn là thực tế hiện tại của chúng ta. 



Giờ làm việc của một nhà báo game hay bất cứ nhà báo nào khác bắt đầu từ 8h sáng giờ kết thúc vô hạn (nửa đêm, hay là sáng ngày mai). Họ ngồi lên ý tưởng viết cho người khác thấu và hiểu, chẳng dễ chút nào. Rất nhiều người đã bỏ nghề vì thời gian thử thách quá lâu, họ không kiên trì đi đến đích cuối. Những người thành công kia, họ đạt được nhờ đâu? Tất cả là tình yêu nghề, có gắn bó, có nhiệt huyết thì họ mới đam mê công hiến. Những ngọn lửa “tình yêu công việc” đang cháy trong lòng họ, không ngại khó, ngại khổ.

2. Bỏ nhỏ, tiến lớn

Khi còn là những cô cậu sinh viên mơ mộng ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta thường vẽ ra một viễn cảnh hào nhoáng về nghề của mình sau này. Nhưng khi bắt đầu với kỳ thực tập, với khoảng thời gian chờ tấm bằng tốt nghiệp cử nhân. Cũng là lúc chúng ta nhìn cuộc sống bằng ánh mắt thực tế, cuộc sống ấy dạy cho ta nhiều điều, không phải lúc nào cũng màu hồng, đôi lúc nó pha thêm màu xám thậm chí màu đen,có như vậy ta mới cảm nhận muôn màu sự sống.

Ra trường, đối mặt với nguy cơ thất nghiệp, những tờ báo liên tục giật tittle “Hàng ngàn cử nhân treo bằng làm công nhân”, “ Hơn 70.000 cử nhân thất nghiệp”,…chúng ta tự an ủi nhau, cố gắng làm chỗ nào đó nho nhỏ lấy kinh nghiệm vậy. Vì đặc trưng nghề là viết, làm đi rồi sẽ nâng được kỹ năng viết. Cầm bộ hồ sơ trên tay, bắt đầu khởi nghiệp từ những nơi như thế. Liệu rằng tình trạng đó kéo dài được bao lâu, công việc đòi hỏi sự tự nguyện và cũng là đòi hỏi sự thoải mãi. Khi mà áp lực công việc ngày càng nhiều, mà chi phí cần cho cuộc sống quá cao, mức lương ấy không đáp ứng nổi cho cuộc sống, gây cho bạn tâm lý chán nản, lòng yêu nghề, khao khát cống hiến cũng “rời” xa bạn.



 Hãy từ bỏ đúng lúc bạn nhé, bởi vì làm việc miễn phí không vui chút nào, nó gần như một sự khổ sai. Đừng để bị lợi dụng, hãy học những thứ mình cảm thấy cần và biết đi đúng lúc. 

Những trang báo nhỏ trang bị cho các bạn những kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản nhiều khi không được dạy ở trường học và quan trọng hơn đó chỉ là công việc tạm thời, một sự khởi đầu mới. Sẽ có những lúc bạn đắn đo, suy nghĩ, đi hay ở khi ta đã quen với môi trường với cách thức làm việc?. Nhưng bạn nên nhớ rằng cuộc sống này, bạn cần tiền, nếu cơ quan đó không đáp ứng được chi phí cuộc sống bạn cần thì nó là trở ngại với bạn, sự hi sinh của bạn trở nên quá nhiều. Đam mê của bạn là viết, mà muốn viết tiếp bạn cần tiền để duy trì sự sống quan trọng hơn phát triển sự nghiệp của mình. Biết đâu rằng, từ bỏ nó là khó, nhưng ở trang báo lớn mang lại cho bạn cách viết “bao quát” hơn.

3. Giỏi một lĩnh vực nhất định

Bất cứ ngành nghề nào cũng vậy thôi, mỗi cá nhân tự thân vận động là một điều rất tốt, nhưng đâu phải lúc nào cũng làm được điều đó. Bước chân ra khỏi cánh cửa đại học, ngoài kia biết bao điều để học, biết bắt đầu từ đâu và ở đâu là kết thúc. Khả năng của mình ở đâu? Sở trường là gì? Bạn dám chắc có câu trả lời không? Chồng hồ sơ cứ ngày một dày hơn, bạn ngao ngán với cái cảnh rong dài trên chiếc xe với những bộ hồ sơ, những cuộc phỏng vấn không có hồi âm. Hay những đoạn reply email: “Cảm ơn bạn đã ứng tuyển. Hiện tại cơ quan không còn chỉ tiêu ở vị trí tuyển dụng này. Mong cơ hội hợp tác với bạn trong dịp khác. Cảm ơn bạn”. Đó chỉ là cách họ từ chối khéo bạn, một cử nhân xã hội lý thuyết nhiều hơn thực hành. Hay cách trả lời phũ phàng hơn “ Hãy giỏi một lĩnh vực nhất định đi, rồi hãy đi ứng tuyển bạn nhé”. Đó! mặt bằng chung của cái nghề viết lách đó, không đòi hỏi kinh nghiệm thì đòi hỏi sự am hiểu thật sâu sắc. 



Đối với báo game cũng vậy, hãy giỏi ở một lĩnh vực game nhất định. Bất kể là game gì: kinh dị, indie…cho đến lĩnh vực làm bên ngoài như hướng dẫn, phân tích, PR thị trường. Đó không chỉ là kinh nghiệm mà nó giúp bài viết của bạn mang phong cách riêng, người đọc sẽ “nhớ”, “ấn tượng” với ngòi bút của bạn.

4. Trao đổi thẳng thẳn với biên tập viên

Bắt đầu chau chuốt, xử lý mớ câu văn lộn xộn của mình đó chính là công việc khó với một phóng viên. Ngắt chỗ này, thêm chỗ kia, làm sao cho thoát ý mà câu văn ngắn gọn, xúc tích, khó quá phải không? Nhưng đó là công việc của một phóng viên nên làm và phải làm thành thạo. Có như vậy chất lượng bài viết mới đáp ứng được thị hiếu ngừơi đọc.



Đối với biên tập viên thì sao? Họ là người sửa những câu chữ của bạn, nhưng không phải lúc nào họ cũng đúng? Cách viết, cách nghĩ là của bạn, cách sửa là của họ. Hãy trao đổi thẳng thắn với họ vì biên tập đâu phải là bạn, cách nghĩ của bạn đâu giống cách nghĩ của biên tập. Cùng trao đổi, góp ý, giúp đỡ lẫn nhau, không ngừng nâng cao trình độ.


Còn bạn thì sao? Định hướng của bạn khi học báo và yêu công việc viết lách là gì? Đã xác định dấn thân thì hãy làm thật tốt, luôn vững cây bút và sáng tâm hồn nha bạn. Chúc bạn thành công trên con đường đã chọn.





Xem thêm






Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét